Những ngày Tết thường có thời tiết đẹp, con đường góc phố đẹp hơn, muôn hoa đua nở, mọi người đi chơi du lịch, dã ngoại đó đây, và vô số khoảnh khắc sinh hoạt hiếm có tại gia đình. Đây là thời điểm rất tốt để các bạn mới luyện khả năng chụp ảnh của mình. Đề tài chụp thì bao la đa dạng để chụp, từ cảnh chuẩn bị Tết, không khí gia đình, chân dung bạn bè người thân, đến cận cảnh hoa kiểng các loại… ; không gian trải rộng mọi nơi, không chỉ là một lễ hội đặc thù địa phương nhỏ hẹp nên tha hồ chụp; thời gian thì trải dài từ trước Tết trong những ngày này kéo dài đến sau Tết ít cũng 2 tuần, ai cũng có thể sắp xếp chụp được cái mình thích trong vô số chủ đề đó. Vậy anh em sẽ chụp gì? Và chụp thế nào?
Mình xin chia sẻ một vài gợi ý chung:
Hoa xuân & Tĩnh vật
Tết chụp hoa là chủ đề thông dụng nhất. Chụp hoa trong nhà, ngoài chợ và thậm chí đến tận vườn hoa người ta trồng để chụp.
1. Macro / Close-up là chủ đề nhiều bạn thích chụp. Là chụp gần hoặc rất gần một bông hoa, một cảnh hoa, nhuỵ hoa… Bạn sẽ cần:
Máy ảnh có ống kính Macro: Thường thì khi dí sát, bạn có Dof (trường ảnh) rất mỏng, nên khép khẩu từ F/9 – F/16 tuỳ cơ ứng biến để có Dof dày đầy hơn. Khi chụp thể loại này, máy chụp chế độ A hoặc M, ISO dĩ nhiên là thấp nhất có thể (100 – 400), đo sáng điểm và cầm chắc tay hoặc nên có chân máy.
Điện thoại kẹp thêm ống kính macro: Kính kẹp loại macro cho điện thoại thực chất chỉ là cái thấu kính phân kỳ, phóng đại vật thể, nên chỉ nét đúng tại một khoảng cách và hạn chế lớn nhất là vì dí sát với giới hạn vật lý của cụm camera điện thoại, nên dof rất mỏng. Nhưng nếu khéo léo, bạn cũng sẽ có những bức ảnh rất đẹp. Có bạn chụp cắt nhiều lớp và ghép chồng như quá phức tạp.
2. Cảnh hoa, chợ hoa xuân
Phố xá chợ hoa rất nhiều. Chụp cảnh hoa xuân thì đơn giản về thiết bị hơn Macro trên kia. Nhưng đòi hỏi bạn nhiều hơn về chọn khoảnh khắc, góc chụp, ánh sáng…
Máy ảnh: Chỉ cần ống kính có tiêu cự từ 35mm – 85mm là bạn có thể chụp đặc tả rất nhiều góc hoa. Chụp chế độ A, ưu tiên khẩu để có dof vừa ý. Hoặc nếu chụp hoa cố định, có nhiều thời gian để chọn góc tốt, cũng có thể chụp chế độ M để làm chủ nhiều hơn các thông số với ý đồ khác.
Điện thoại: Đừng đứng từ xa zoom lại, công nghệ zoom điện thoại là cắt xén bớt ảnh, giảm chất lượng rất nhiều. Hãy tiến lại gần, đủ để có khung ảnh vừa ý muốn. Vì điện thoại có ống kính đa số là góc rộng, nên bố cục có chủ đề chính phụ xa gần trong ảnh là điều cần chú ý để có ảnh hài hoà.
Chụp đường phố xuân thế nào?
Máy ảnh: Theo cá nhân mình, với các bạn mới thì nên dùng cái ống Kit như 18-55mm của các hãng bán theo máy. Chụp một thời gian quen với cách vận hành thiết bị, kỹ thuật cơ bản, làm chủ máy ảnh… thì sắm một ống kính tiêu cự từ 24mm – 50mm, nhưng hiệu quả nhất là 35mm (trên fullframe) nếu thích chụp ảnh đường phố. Với ống 35mm (FF), bạn sẽ phải tiến gần chủ đề hơn, cảm nhận nhiều hơn cái mình chụp, ghi được khoảnh khắc đắt hơn, và khi zoom bằng chân sẽ giúp bạn tư duy nhiều hơn với một lần bấm máy.
Điện thoại: Điện thoại có cái thuận tiện là ít khi bị để ý, chụp dễ dàng cảnh đường phố hơn, nhưng phải xem cái điện thoại lấy nét tự động nhanh hay chậm, thời gian cần để nó lấy nét có chậm không. Bởi có khi đưa máy lên bấm nhanh, máy không kịp lấy nét, ảnh mờ nhoè. Biết rõ ưu / nhược của cái máy mình đang sở hữu để khắc chế phù hợp khi chụp đường phố.
Lưu trữ ảnh trong một chuyến đi:
Bạn sẽ phải sắm rất nhiều thẻ nhớ khi chụp bằng máy ảnh, nhưng rủi ro là dễ lạc mất thẻ, hoặc ẩm ướt hư hỏng, nên bạn cần import ảnh vào máy tính mang theo, ổ cứng di động, iPad hay iPhone qua các dây cable chuyển từ SD/CF–> iOS / Android … Rồi up ảnh lên kho lưu trữ trên mây (Flikr, GG Drive, One Drive…)
Hậu kỳ ảnh trước khi chia sẻ:
Ai dùng máy ảnh chụp, nên làm quen với việc sử dụng phần mềm Lightroom. Import hình vào đó, và chỉnh sửa nhanh chóng trước khi sử dụng:
Chọn hình có góc chụp, ánh sáng tốt nhất trong một lô hinh chụp cùng cảnh
Crop / cắt bớt những phần dư thừa
Tăng giảm độ sáng cho ảnh
Chọn lại White Balance cho đúng màu
Tăng giảm một chút độ sắc nét và màu sắc
Tuỳ theo thể loại ảnh mà bạn sẽ phải cân chỉnh sao cho phù hợp, nhưng cá nhân mình vẫn thích bức ảnh nhẹ nhàng, bố cục chặt chẽ, màu sắc hài hoà… không nên quá gắt, rực rỡ đến chói chang…
Với điện thoại, lưu ý các điểm cơ bản:
Đo sáng là quan trọng nhất. Hãy chạm vào màn hình để máy đo sáng và lấy nét. Nếu thấy ảnh tối, chạm vào chỗ tối trong khung để đo lại, hoặc +-EV (nếu có). Đừng giơ lên bấm chụp luôn!
Bố cục khung hình hài hoà, các thành phần xuất hiện trong khung hình đều có sự liên kết với nhau, bạn sẽ có bức ảnh tốt hơn và ý nghĩa hơn. Hãy nhìn xung quanh cái mà bạn định chụp rồi bố cục khung hình, không hài lòng thì di chuyển chọn góc tốt hơn. Đừng giơ máy lên chụp đại!
Nguồn: dohoafx.com
Hoa xuân & Tĩnh vật
Tết chụp hoa là chủ đề thông dụng nhất. Chụp hoa trong nhà, ngoài chợ và thậm chí đến tận vườn hoa người ta trồng để chụp.
Máy ảnh có ống kính Macro: Thường thì khi dí sát, bạn có Dof (trường ảnh) rất mỏng, nên khép khẩu từ F/9 – F/16 tuỳ cơ ứng biến để có Dof dày đầy hơn. Khi chụp thể loại này, máy chụp chế độ A hoặc M, ISO dĩ nhiên là thấp nhất có thể (100 – 400), đo sáng điểm và cầm chắc tay hoặc nên có chân máy.
Điện thoại kẹp thêm ống kính macro: Kính kẹp loại macro cho điện thoại thực chất chỉ là cái thấu kính phân kỳ, phóng đại vật thể, nên chỉ nét đúng tại một khoảng cách và hạn chế lớn nhất là vì dí sát với giới hạn vật lý của cụm camera điện thoại, nên dof rất mỏng. Nhưng nếu khéo léo, bạn cũng sẽ có những bức ảnh rất đẹp. Có bạn chụp cắt nhiều lớp và ghép chồng như quá phức tạp.
Phố xá chợ hoa rất nhiều. Chụp cảnh hoa xuân thì đơn giản về thiết bị hơn Macro trên kia. Nhưng đòi hỏi bạn nhiều hơn về chọn khoảnh khắc, góc chụp, ánh sáng…
Máy ảnh: Chỉ cần ống kính có tiêu cự từ 35mm – 85mm là bạn có thể chụp đặc tả rất nhiều góc hoa. Chụp chế độ A, ưu tiên khẩu để có dof vừa ý. Hoặc nếu chụp hoa cố định, có nhiều thời gian để chọn góc tốt, cũng có thể chụp chế độ M để làm chủ nhiều hơn các thông số với ý đồ khác.
Điện thoại: Đừng đứng từ xa zoom lại, công nghệ zoom điện thoại là cắt xén bớt ảnh, giảm chất lượng rất nhiều. Hãy tiến lại gần, đủ để có khung ảnh vừa ý muốn. Vì điện thoại có ống kính đa số là góc rộng, nên bố cục có chủ đề chính phụ xa gần trong ảnh là điều cần chú ý để có ảnh hài hoà.
Chụp đường phố xuân thế nào?
Máy ảnh: Theo cá nhân mình, với các bạn mới thì nên dùng cái ống Kit như 18-55mm của các hãng bán theo máy. Chụp một thời gian quen với cách vận hành thiết bị, kỹ thuật cơ bản, làm chủ máy ảnh… thì sắm một ống kính tiêu cự từ 24mm – 50mm, nhưng hiệu quả nhất là 35mm (trên fullframe) nếu thích chụp ảnh đường phố. Với ống 35mm (FF), bạn sẽ phải tiến gần chủ đề hơn, cảm nhận nhiều hơn cái mình chụp, ghi được khoảnh khắc đắt hơn, và khi zoom bằng chân sẽ giúp bạn tư duy nhiều hơn với một lần bấm máy.
Điện thoại: Điện thoại có cái thuận tiện là ít khi bị để ý, chụp dễ dàng cảnh đường phố hơn, nhưng phải xem cái điện thoại lấy nét tự động nhanh hay chậm, thời gian cần để nó lấy nét có chậm không. Bởi có khi đưa máy lên bấm nhanh, máy không kịp lấy nét, ảnh mờ nhoè. Biết rõ ưu / nhược của cái máy mình đang sở hữu để khắc chế phù hợp khi chụp đường phố.
Lưu trữ ảnh trong một chuyến đi:
Bạn sẽ phải sắm rất nhiều thẻ nhớ khi chụp bằng máy ảnh, nhưng rủi ro là dễ lạc mất thẻ, hoặc ẩm ướt hư hỏng, nên bạn cần import ảnh vào máy tính mang theo, ổ cứng di động, iPad hay iPhone qua các dây cable chuyển từ SD/CF–> iOS / Android … Rồi up ảnh lên kho lưu trữ trên mây (Flikr, GG Drive, One Drive…)
Hậu kỳ ảnh trước khi chia sẻ:
Ai dùng máy ảnh chụp, nên làm quen với việc sử dụng phần mềm Lightroom. Import hình vào đó, và chỉnh sửa nhanh chóng trước khi sử dụng:
Chọn hình có góc chụp, ánh sáng tốt nhất trong một lô hinh chụp cùng cảnh
Crop / cắt bớt những phần dư thừa
Tăng giảm độ sáng cho ảnh
Chọn lại White Balance cho đúng màu
Tăng giảm một chút độ sắc nét và màu sắc
Tuỳ theo thể loại ảnh mà bạn sẽ phải cân chỉnh sao cho phù hợp, nhưng cá nhân mình vẫn thích bức ảnh nhẹ nhàng, bố cục chặt chẽ, màu sắc hài hoà… không nên quá gắt, rực rỡ đến chói chang…
Đo sáng là quan trọng nhất. Hãy chạm vào màn hình để máy đo sáng và lấy nét. Nếu thấy ảnh tối, chạm vào chỗ tối trong khung để đo lại, hoặc +-EV (nếu có). Đừng giơ lên bấm chụp luôn!
Bố cục khung hình hài hoà, các thành phần xuất hiện trong khung hình đều có sự liên kết với nhau, bạn sẽ có bức ảnh tốt hơn và ý nghĩa hơn. Hãy nhìn xung quanh cái mà bạn định chụp rồi bố cục khung hình, không hài lòng thì di chuyển chọn góc tốt hơn. Đừng giơ máy lên chụp đại!
Nguồn: dohoafx.com